Cồn Sơn những ngày giáp Tết thật buồn.

Sáng nay có hẹn lịch ghi hình chương trình Tết ở Cồn Sơn. Nhưng buồn!

1 năm hơn rồi mới trở lại nơi này mặc dù mình ở rất gần. Cảnh vật vẫn không khác lắm nhưng dường như có chút gì man mác buồn. Dân nhiều điều bức xúc, gặp báo đài cứ như gặp tri âm, tri kỷ. Họ kể và kể thật nhiều! Thật sự mình cũng không dám nói ai đúng ai sai, cũng không biết động viên họ thế nào cho phải! Viết vài dòng lên đây giải toả.
Số là họ bức xúc việc địa phương kêu gọi đầu tư cho bến tàu mới “không hợp lý hợp tình”. Người dân sống trên Cồn Sơn hơn 30 năm nay đã quen với gia đình bà Bé đưa đò ở bến Cô Bắc. Dù ngày hay đêm, mưa hay nắng và bất kỳ khi nào người dân gọi bà Bé vẫn đón đưa mà không chút phàn nàn. Hơn nữa bến đò này cũng là kế sinh nhai chính của gia đình bà Bé. Cả gia đình già lẫn trẻ 6 người sống chật vật bằng tiền đưa đò và bán trà, cafe cho dân qua lại bến. Khoảng 3 năm trở lại đây du lịch Cồn Sơn phát triển, khách qua lại đông gia đình bà dần bớt khó khăn. Nhưng cách nay hơn tháng địa phương kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư bắt bà dừng đưa đón khách với rất rất nhiều lý do. Hơn 30 năm nguồn thu nhập của gia đình đều nhờ vào đưa đò, giờ bị cắt mà địa phương không có bất kỳ chính sách nào ưu ái cho bà. Ví vụ cho bà tiếp tục đưa dân sinh, không đưa khách du lịch, hoặc cho bà làm công…người dân xứ Cồn bức xúc thay bà. Họ đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn không được giải quyết.

Cồn Sơn - Cần Thơ những ngày giáp Tết
Cồn Sơn – Cần Thơ những ngày giáp Tết

Căn nhà cặp bến sông trở nên vắng lặng, buồn rầu. Bức xúc hiện lên trên khuôn mặt từng người. Tôi không rõ thực hư, nhưng đến đây gặp ai cũng kể. Đi từ bến tàu qua Cồn phải mất hơn 2 giờ mới đến vì người dân níu lại “kể”. Họ kể như chưa bao giờ được kể. Tôi chưa kịp gặp chính quyền để tìm hiểu thêm, họ dúi vào tay tôi tờ kiến nghị như “cầu cứu” của người dân Cồn Sơn. Và nhắn nhủ: Chỉ mong cho gia đình và Bé tiếp tục đưa đò cho dân! Hãy cho dân tự làm du lịch như những gì họ từng làm để cuộc sống họ bớt xáo trộn!

Một clip khái quát về du lịch Cồn Sơn – Cần Thơ của kênh ZaiTri
Tôi không sống ở đây, không hiểu hết họ nhưng đã nhiều lần qua đây tôi quý họ, bởi tấm chân tình của họ dành cho mọi người, không những tôi mà tất cả ai đã từng đến Cồn Sơn. Nếu ai đã từng đến đây hẳn phải công nhận đều đó. Họ thân thiện, mến khách và làm du lịch rất mộc mạc, chân quê!
Tôi chưa biết xử lý tờ kiến nghị đó thế nào nhưng tôi mong rằng chính quyền địa phương hãy thấu đáo. Có chính sách ưu ái hơn cho người dân nơi này nếu có đầu tư gì đi nữa. Hãy ưu tiên cho dân, họ đã từng gắn bó, bám trụ trên mảnh đất này ít nhiều cũng có công khai phá giữ gìn. Hãy thấu hiểu họ như hiểu chính mình!

Kiều Hân

 

 

Gác Kiếm Quy Ẩn Buồn lắm hân à! Tuổi thơ mình gần 30 năm đã gắn liền với con đò của chị Bé ! Chị Bé tuy chẳng bà con họ hàng gì với người dân bên Cồn Sơn nhưng chị ấy đã là 1 thành viên trong gia đình của tất cả bà con hiện đang sinh sống tại Cồn Sơn ! Hân biết tại sao ko ? Vì Chị Bé có những lúc ko ngại sóng to gió lớn không màn mưa nắng giúp đỡ bà con nơi đây bằng những chuyến đò nghĩa tình ấm áp. Hôm nghe tin cấm đò chị Bé đưa khách qua Cồn Sơn mình buồn lắm ! Buồn rất nhiều ! Và xen lẫn trong nỗi buồn ấy là sự ức chế bực bội khi như không ở đâu ra Ủy Ban Phường Bùi Hữu Nghĩa kêu gọi đầu tư mở cái trạm ” BOT ” CỒN SƠN một cách vô lý phản khoa học đến như vậy ! Ngày thường đi đò chị Bé chỉ mất 5 đến 7 phút là đến bờ bên kia ! Còn bây giờ nếu đi thì phải mất từ 40 đến 50 phút mới đến được bờ bên kia và còn hơn nữa là chi phí quá ư là tốn kém ! Thử hỏi chắc họ nghĩ rằng người dân Cồn Sơn từ khi mở du lịch đến giờ chắc giàu lắm nên thêm vài chục ngàn cho 1 chuyến đò mới qua bờ bên kia xuống đường Huỳnh Mẫn Đạt thì đâu có thấm thía gì ! 1 người dân Cồn Sơn chỉ tha thiết mong mỏi 1 điều là những con đò của chị Bé sẽ được hoạt động lại như xưa và mong các ngành chức năng sẽ vào cuộc để đòi lại công bằng cho chị Bé và đòi lại quyền lợi ích dân sinh của bà con ở Cồn Sơn

Published by Lời Hay Ý Đẹp Cho Đời

Lời Hay Ý Đẹp Cho Đời: http://loihayydepchodoi.wordpress.com

Leave a comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: